Thi công quảng cáo ngoài trời cho Nowzone
Một trong những công đoạn khó khăn nhất của hầu hết các chiến dịch quảng cáo ngoài trời đều bị vướng mắc ở khâu xin và cấp phép quảng cáo, trong đó một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh muốn giảm chi phí quảng cáo bằng cách tự đứng ra thực hiện chương trình quảng cáo.
Quy trình xin phép quảng cáo gồm những bước nào?
Phần thông tin chi tiết về giấy phép chỉ đưa ra các hướng dẫn cơ bản. Bạn phải nghiên cứu văn bản quy phạm kèm theo hướng dẫn này và bạn trao đổi ý kiến với cơ quan có thẩm quyền quyết định bạn thực sự cần nộp để có được giấy phép và kiểm tra xem có thêm những quy định mới liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của bạn.
Hãy xem phần: Điều khoản và Điều kiện
- Mục đích: nhằm quản lý và kiểm soát hoạt động quảng cáo tại Việt Nam
- Thể loại: Giấy phép
- Ngành nào cần: Quảng cáo
- Nơi nộp hồ sơ: Sở Văn hoá - Thông tin, Bộ Văn hóa Thông tin
Sở Văn hoá - Thông tin cấp Giấy phép thực hiện quảng cáo cho các đối tượng: Quảng cáp trên bảng, biển, pano, băng rôn, màn hình đặt nơi công cộng, vật phát quang, vật thể trên không, dưới nước, phương tiện giao thông, vật thể di động;
Bộ Văn hóa Thông tin cấp Giấy phép cho việc ra phụ trang, phụ bản, chuyên trang quảng cáo đối với báo in; các chương trình, kênh chuyên trang quảng cáo hoặc quá thời lượng quảng cáo cho phép trên đài truyền hình, đài phát thanh
Hồ sơ xin cấp phép quảng cáo gồm những gì?
1. Đơn xin thực hiện quảng cáo.
2. Bản sao có giá trị pháp lý giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ quảng cáo (đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quảng cáo) hoặc bản sao có giá trị pháp lý giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành nghề, hàng hoá (đối với doanh nghiệp, cá nhân tự quảng cáo);
3. Bản sao có giá trị pháp lý giấy đăng ký chất lượng hàng hoá hoặc các giấy tờ tương tự về chất lượng hàng hoá đối với hàng hoá quảng cáo mà pháp luật quy định phải đăng ký chất lượng;
4. Mẫu (maket) sản phẩm quảng cáo
5. Văn bản thẩm định của cơ quan có thẩm quyền về xây dựng đối với bảng, biển, pa-nô, màn hình treo, đặt, dán, dựng ở ngoài trời mà pháp luật về xây dựng quy định phải thẩm định về kết cấu xây dựng.
6. Đối với quảng cáo khuyến mại phải có văn bản có giá trị pháp lý xác nhận về nội dung chương trình khuyến mại của cơ quan quản lý nhà nước về thương mại.
7. Đối với công ty quảng cáo phải hợp đồng quảng cáo giữa công ty quảng cáo và Cty muốn quảng cáo sản phẩm hay dịch vụ.
8. Phải có hợp đồng thuê địa điểm nơi quảng cáo nếu nơi đó được Công ty quảng cáo thuê lại của đối tác thứ 3 để quảng cáo.
Trình tự thủ tục xin giấy phép quảng cáo cần tuân thủ
1. Mọi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam có nhu cầu muốn thực hiện quảng cáo phải làm thủ tục xin phép gửi Bộ Sở Văn hóa Thông tin.
2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Bộ Văn hoá - Thông tin, Sở Văn hóa Thông tin có trách nhiệm xem xét, giải quyết việc cấp phép. Trường hợp không cấp phép, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Thời hạn trả lời hồ sơ: 10 ngày
- Cơ quan thanh, kiểm tra: Bộ Văn hóa - Thông tin
- Hình thức xử phạt vi phạm
- Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 15.000.000 đồng theo quy định tại Điều 45, Nghị định 31/2001/NĐ-CP ngày 26/6/2001 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá - thông tin
Các văn bản luật liên quan đến xin cấp phép quảng cáo bạn cần biết và cập nhật thường xuyên
- Số 39/2001/PL-UBTVQH10 Pháp lệnh quảng cáo, Ngày 16 tháng 11 năm 2001
- Nghị định số 24/2003/NĐ-CP ngày 13/3/2003 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh quảng cáo
- Thông tư số 43/2003/TT-BVHTT ngày 16/7/2003 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 24/2003/NĐ-CP
Thông tin bổ sung - những lưu ý khi xin giấy phép quảng cáo
Sau 30 ngày kể từ ngày giấy phép có hiệu lực, nếu đơn vị quảng cáo không thực hiện quảng cáo thì giấy phép sẽ không còn hiệu lực.
Quảng cáo trên bảng, biển, pa-nô, màn hình, băng-rôn, vật phát quang, vật thể trên không, dưới nước, vật thể di động khác và các hình thức tương tự treo, đặt, dán, dựng ở ngoài trời hoặc tại điểm công cộng được quy định như sau:
- Không được che khuất trên mười phần trăm diện tích sản phẩm quảng cáo đã đặt trước chưa hết thời hạn, theo hướng phía trước, cách hai trăm mét, nhìn vuông góc chính giữa với các quảng cáo có trước;
- Không được đặt trong hành lang an toàn giao thông, đê điều, lưới điện quốc gia; không được che khuất biển báo, đèn tín hiệu giao thông, bảng chỉ dẫn công cộng;
- Tại các đô thị, hạn chế quảng cáo có diện tích lớn ngoài trời không phù hợp với quy hoạch đô thị, an toàn xã hội, mỹ quan và cảnh quan môi trường
Số trang của phụ trang chuyên quảng cáo không vượt quá số trang báo chính và không được tính vào giá bán.
Không quảng cáo trên bìa một, trang nhất của báo ngày, báo phát hành theo định kỳ, tạp chí, đặc san, số phụ, trừ báo chuyên quảng cáo.
Không quảng cáo ngay sau nhạc hiệu, hình hiệu của các chương trình phát thanh, truyền hình, trừ các chương trình chiếu phim, văn nghệ, thể thao, vui chơi giải trí.
Mỗi đợt phát sóng cho một sản phẩm quảng cáo trên Đài phát thanh, Đài truyền hình không quá tám ngày, trừ các trường hợp sau:
- Quảng cáo được tài trợ gắn liền với một hoạt động diễn ra liên tục quá tám ngày thì thời gian diễn ra hoạt động liên tục đó được tính là một đợt quảng cáo;
- Quảng cáo các dịch vụ không sinh lời nhằm thực hiện chính sách xã hội gắn liền với một hoạt động diễn ra liên tục quá tám ngày thì thời gian diễn ra hoạt động liên tục đó được tính là một đợt quảng cáo.